A. GIỚI THIỆU
Hiện trạng của hệ thống cần xử lý:
Hệ thống không đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, nước thải có mùi hôi chua nhẹ, màu nước sau xử lý không đạt như ban đầu, các chỉ tiêu BOD, COD, TSS, Nitơ tổng vượt tiêu chuẩn.
Bảng Thành Phần Nước Thải:
Công Nghệ Xử Lý Của Hệ Thống:
Công Nghệ AO – Thiếu Khí kết hợp với Hiếu Khí
Yêu Cầu Của Khách Hàng:
Nguồn ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT, xử lý mùi hôi chua nước thải, cải thiện màu nước, xử lý BOD, COD, TSS, Nitơ tổng,….
B. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI:
Nước thải sản xuất bún ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, các chỉ tiêu BOD5, COD, N,… vượt hơn so với tiêu chuẩn xả thải.
Bể Hiếu Khí: Trong bể xảy ra quá trình khử BOD và chuyển hóa Amoniac thành Nitrat.
* Vi khuẩn Nitrosomonas: chuyển hoá Ammonia thành Nitrite. Giai đoạn Nitrite hóa gọi là giai đoạn tạo thành NO2-
NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng
* Vi khuẩn Nitrobacter chuyển hoá Nitrite thành Nitrate. Giai đoạn Nitrate hóa gọi là giai đoạn tạo thành NO3-
NO2- + ½ O2 → NO3- + năng lượng
Bể Thiếu Khí: Bể có nhiệm vụ khử nitrat thành nito. Hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển nitrat thành nito tự do. Dòng nước thải kết hợp với dòng tuần hoàn tạo ra quá trình khử diễn ra hiệu quả hơn. Phương trình chuyển sang N2 diễn ra như sau:
- Bước 1 Chuyển nitrate thành nitrite
6 + 2CH3OH → 6 + 2CO2 + 4H2O
- Bước 2 Chuyển nitrite thành N2
6 + 3CH3OH → 3N2 + 3CO2 + 3H2O + 6OH- + 3O2
C. VI SINH CHUYÊN DỤNG DÙNG TRONG NƯỚC THẢI
Bioclean ACF-SC Marine dạng lỏng, được dùng cho các loại nước thải có thành phần CELLULOSE khó phân hủy cao phù hợp với các loại nước thải như: cơm dừa, sản xuất bún, nước thải chăn nuôi, ……
+ Hỗ trợ giảm BOD, COD, TSS đầu vào
+ Phá vỡ các cellulose khó phân hủy
+ Cải thiện độ màu của nước thải, giảm mùi hôi sau xử lý
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống XLNT có nồng độ các chất xơ, bùn thải và các sợi cellulose cao.
BioClean ACF NA: dạng bột, chứa 2 nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter giúp chuyển amonia thành nitrite và nitrite thành nitrat.
Công dụng:
+ Xử lý Ammonia cho các nhà máy xử lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và hồ sinh học
+ Quá trình Nitrat hóa, khởi động mới hệ thống hoặc khởi động sau khi nghỉ dài ngày, sử dụng nước thải có nồng độ Nitơ cao vượt ngưỡng
+ Đảm bảo quá trình Nitrat hóa trong hệ thống diễn ra ổn định
+ Hỗ trợ quá trình Nitrat Hóa và Khử Nitrat trong hệ thống
Từ những thông số công ty cung cấp chúng tôi đề xuất phương án như sau:
BIOCLEAN ACF – SC MARINE
+ Liều khởi động: 30 - 60ppm/ tuần
+ Liều duy trì: 10 – 30ppm/ tuần
BIOCLEAN ACF NA
+ Liều khởi động: 10 - 20ppm/ tuần
+ Liều duy trì: 5 – 15ppm/ tuần
*1ppm = 1ml/1m3 bể = 1g/1m3 bể
*Lưu ý:
- Liều lượng nêu trên có thể thay đổi tùy vào mức độ ô nhiễm của hệ thống
- Nên chia liều lượng trong 1 tuần thành 2 – 3 lần châm vi sinh để vi sinh trong hệ thống được hoạt động tối ưu nhất.
- Nên duy trì vi sinh cho những tuần kế tiếp để hệ thống hoạt động tối ưu nhất
*** ACF SC MARINE, ACF NA được kết hợp sử dụng cho cả cụm sinh học thiếu khí và hiếu khí là giải pháp tối ưu, hiệu quả nhất để thúc đẩy quá trình xử lý BOD, COD, TSS, xử lý nitơ tổng cao, cải thiện màu nước và kiểm soát mùi hôi, xử lý Cellulose, Tinh Bột trong nước thải, đảm bảo nước xả thải đạt Quy chuẩn nước thải cho phép.
Bioclean ACF SC-Marine và Bioclean ACF NA
1 bồn sục khí thích hợp, máy sục khí hồ cá để hòa tan khí vào nước
Pha theo tỷ lệ vi sinh: mật rỉ đường: nước là 1:1:8. (1 lít vi sinh + 1 lít MRĐ + 8 lít nước sạch).
Sục khí trong vòng 12-14h, sau đó đổ trực tiếp lượng vi sinh đã sục khí vào bể hiếu khí.
Lưu ý: Nên chia liều lượng vi sinh ra từ 2 – 3 lần để hệ thống hoạt động tốt nhất
Bên cạnh về mảng Môi Trường, Biotech Việt Nam còn cung cấp các dòng sản phẩm về mảng Thủy Sản, Nông Nghiệp, quý khách có thể tham khảo ở website: http://biotechvietnam.org/
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BIOTECH VIỆT NAM
11/11A Nguyễn Văn Mại, P.4, Q. Tân Bình, TP.HCM
Hotline: 0914.811.441 – 0914.812.442